Logo Image
songvuive

Huyết áp cao là gì?

Image

1. Huyết áp cao – Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp cao, còn gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng phổ biến khi áp lực của máu đẩy vào thành động mạch tăng cao hơn mức bình thường, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim.

Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số là:

- Huyết áp tâm thu: Là áp lực trong thành động mạch khi tim co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể;

- Huyết áp tâm trương: Là áp lực trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ giữa các nhịp đập.

Chỉ số huyết áp thường được viết dưới dạng một tỷ số, ví dụ huyết áp của 1 người là 120/80 mmHg, nghĩa là:

- Huyết áp tâm thu đạt 120 mmHg;

- Huyết áp tâm trương đạt 80 mmHg.

Theo Đại học Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology - ACC) & Hiệp hội tim mạch Hòa Kỳ (American Heart Association – AHA), chỉ số huyết áp được chia thành 5 nhóm:

  • Huyết áp bình thường (Normal): Huyết áp bình thường nhỏ hơn 120/80 mmHg
  • Huyết áp tăng (Elevated): Huyết áp tâm thu trong khoảng 120 – 129 và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80
  • Huyết áp cao giai đoạn 1 (Stage 1): Huyết áp tâm thu trong khoảng 130 – 139 hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 80 – 89
  • Huyết áp cao giai đoạn 2 (Stage 2): Huyết áp tâm thu lớn hơn 140 hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90
  • Cơn tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu lớn hơn 180 hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 120

2. Triệu Chứng của huyết áp cao

Huyết áp cao thường không có triệu chứng, vì vậy nó thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Một số người có huyết áp cao có thể trải qua nhức đầu, khó thở, hoặc chảy máu mũi, nhưng những dấu hiệu này không rõ ràng và thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp cao đạt đến mức độ nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

3. Phân loại cao huyết áp theo nguyên nhân

Tăng Huyết Áp Nguyên Phát: Loại này không có nguyên nhân cụ thể và phát triển qua nhiều năm. Ví dụ như sự tích tụ mảng bám trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ gây huyết áp cao.

Tăng Huyết Áp Thứ Phát: Loại này do một tình trạng tiềm ẩn gây ra. Nó thường xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Các tình trạng và thuốc khác nhau có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát, bao gồm bệnh thận, khối u tuyến thượng thận, và một số loại thuốc như thuốc tránh thai.

4. Yếu Tố Nguy Cơ gây huyết áp cao

  • Yếu Tố Di Truyền: Tiền sử gia đình có huyết áp cao
  • Yếu Tố Lối Sống: Chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, tiêu thụ rượu và hút thuốc
  • Yếu Tố Khác: Tuổi tác, căng thẳng, các bệnh mãn tính như tiểu đường

5. Biến Chứng của Huyết Áp Cao

Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể dẫn đến:

  • Bệnh Tim Mạch: Như đau tim và suy tim
  • Phình động mạnh: Huyết áp tăng có thể khiến mạch máu yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Nếu chứng phình động mạch vỡ, nó có thể đe dọa tính mạng.
  • Đột Quỵ: Do mạch máu yếu và hẹp
  • Tổn Thương Thận: Vì huyết áp cao có thể làm hẹp, yếu, hoặc cứng động mạch quanh thận
  • Mất Thị Lực: Do tổn thương các mạch máu trong mắt